Bánh tráng trộn là một món ăn vặt có nguồn gốc từ miền Tây với sự kết hợp nhiều loại topping với nhau. Vậy 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ăn bánh tráng trộn có bị tăng cân không? Hãy cùng Blog Đời Sống tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.
Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Theo ước tính, trong khoảng 100g bánh tráng trộn có chứa khoảng 300 calo. Tuy nhiên lượng calo này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào lượng nguyên liệu có trong 1 bịch bánh tráng trộn. Những thành phần có trong bánh tráng trộn gồm có: bánh tráng, bơ, khô gà, khô mực, khô bò, hành phi, trứng cút,…
Sau đây là lượng calo có trong một số loại bánh tráng phổ biến khác:
- 100g bánh tráng cuốn: 300 – 400 calo
- Bánh tráng nướng Đà Lạt: 375 calo
- Bánh tráng tắc: 360 calo
- Bánh tráng mỡ hành: 143 calo
- Bánh tráng me: 367 calo
Ăn bánh tráng trộn có mập không?
Ăn bánh tráng trộn có mập không sẽ phụ thuộc vào việc bạn ăn bánh tráng có nhiều hay không và lượng calo nạp vào trong ngày có ít hơn lượng calo tiêu hao hay không. Lượng calo trung bình mà một người trưởng thành cần là 2000 calo/ngày. Do đó nếu bạn chỉ ăn một bịch bánh tráng trộn khoảng 100g trong ngày thì sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều bánh tráng trộn trong 1 ngày hoặc ăn thường xuyên thì khả năng tăng cân là rất cao.
Ngoài ra, trong bánh tráng chứa lượng lớn chất bột đường, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tích tụ mỡ thừa. Bên cạnh đó, dầu sa tế có trong bánh tráng là một loại dầu chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho việc giữ gìn vóc dáng và cân nặng.
Hướng dẫn cách ăn bánh tráng trộn không mập
Bánh tráng trộn là một món ăn vặt mà không có bất kỳ ai cưỡng lại được sức hút của nó. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì tiềm ẩn nguy cơ tăng cân, khó kiểm soát cân nặng. Do đó Blog Đời Sống sẽ gợi ý đến bạn cách ăn bánh tráng trộn không gây tăng cân ngay sau đây:
- Không nên ăn quá nhiều trong ngày: Ăn quá nhiều bánh tráng đồng nghĩa với việc nạp quá nhiều lượng calo vào cơ thể trong ngày. Từ đó dẫn đến tăng cân nhanh chóng.
- Có chế độ ăn phù hợp: Tốt nhất bạn chỉ nên ăn bánh tráng trộn 1 – 2 lần/tuần kết hợp với uống nhiều nước. Có như vậy cơ thể mới không bị nóng trong gây mụn, gây rối loạn tiêu hóa hay tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.
- Lựa chọn thời điểm ăn thích hợp: Bạn có thể thưởng thức bánh tráng trộn trước bữa ăn chính khoảng 1 tiếng. Ngoài ra bạn cũng không nên ăn vào buổi tối để không bị đầy bụng và khó tiêu.
- Kết hợp với chế độ ăn uống ít calo: Trong bánh tráng có chứa nhiều chất bột đường, do đó bạn nên bổ sung thêm nhiều loại rau quả tươi, trái cây, thịt cá,… Đây là bí quyết giúp bạn hạn chế nạp nhiều calo vào cơ thể, hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Kết hợp luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn duy trì cân nặng và vóc dáng thon gọn dù có thả ga ăn bánh tráng trộn.
Các ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn bánh tráng trộn nhiều
Bánh tráng trộn là món ăn vặt với hương vị thơm ngon khó cưỡng. Tuy nhiên trong món ăn này cũng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại với sức khỏe cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều.
- Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả
Bánh tráng trộn chứa nhiều axit béo no, gây cảm giác đầy bụng và khó chịu. Đặc biệt, khi ăn nhiều, lượng axit béo này sẽ tích tụ trong dạ dày, gây tắc nghẽn và rối loạn chức năng tiêu hóa, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, buồn bực và nôn mửa.
- Nguy cơ ung thư cao
Các thành phần như ớt bột, dầu ăn và hành phi trong bánh tráng trộn thường được pha chế một lần với số lượng lớn và để lâu. Do đó, các chất dinh dưỡng bị oxy hóa, tạo ra nhiều chất độc hại và có nguy cơ gây ra nhiều loại ung thư khi sử dụng liên tục.
- Nguy cơ ngộ độc cao
Bánh tráng trộn thường được bán ở cổng trường học và vỉa hè, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm và lây nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Các vi khuẩn xấu có thể xâm nhập vào cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn tốt, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
- Vấn đề về gan thận
Một số người bán bánh tráng trộn chỉ quan tâm đến lợi nhuận và sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, đặc biệt là dầu ăn. Dầu ăn thường được tái sử dụng nhiều lần hoặc không có nhãn mác, dẫn đến nguy cơ tích tụ chất độc hại trong cơ thể, gây ra các vấn đề như sỏi thận, viêm túi mật và suy gan.
- Mất cảm giác ngon miệng
Sự kết hợp của vị chua, ngọt và mặn trong bánh tráng trộn làm tăng cảm giác thèm ăn và khát nước. Điều này khiến bạn không muốn ăn thêm bất cứ thứ gì khác vì cảm giác đầy bụng kéo dài 4-5 tiếng.
- Dễ bị táo bón
Vitamin C và các chất trong xoài xanh, thành phần trong bánh tráng trộn, có thể gây táo bón khi ăn nhiều lúc đói. Táo bón có thể gây đầy bụng, buồn nôn và trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến bệnh trĩ và các vấn đề liên quan đến ruột thừa.
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Nguyên liệu làm bánh tráng trộn, như thịt bò khô, mực khô, muối và tiêu, thường được ngâm chua và thêm chất tạo màu để có màu đẹp mắt. Tuy nhiên, những chất tạo màu này có hại cho sức khỏe.
Blog Đời Sống vừa chia sẻ đến quý bạn đọc thông tin hữu ích về bánh tráng trộn bao nhiêu calo. Đây là món ăn vặt thơm ngon khó cưỡng, nhưng đừng nên ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của mình nhé.